Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Trình duyệt: Q24i
♥ Wel come ♥

Bây giờ là:
Bạn vứa bước chân vào phòng, cuộc chuyện trò rôm rả của các đồng nghiệp bỗng im bặt. Bạn muốn đi ăn trưa với mọi người, nhưng không ai rủ. Bạn hoang mang: hình như mình đang bị “tẩy chay”... Có thể lắm, nếu bạn là một trong những kiểu người dưới đây: Kẻ “biết tuốt” ích kỷ. Bạn biết nhiều thông tin và kinh nghiệm nhưng lại không chia sẻ với đồng nghiệp, chỉ nói huyên thuyên những điều vớ vẩn và giấu nhẹm thông tin quan trọng có tính “sống còn” vì sợ đồng nghiệp chiếm mất ngôi vị số 1 của mình. Mải yêu và chây lười. Chưa đến giờ nghỉ trưa bạn đã “biến” mất tăm với người yêu và chỉ về công ty khi mọi người đã làm việc từ lâu. Một hai lần còn có thể bỏ qua chứ thường xuyên như vậy thì chẳng đồng nghiệp nào chấp nhận nổi. Đã vậy, khi đi chơi về bạn lại huyên thuyên đủ thứ chuyện về người yêu, rồi ngồi mơ màng, không chú tâm vào công việc. Làm sao đồng nghiệp ưa bạn được chứ. “Ma xó”. Bạn biết mọi thông tin về tất cả mọi người trong công ty và bạn cũng “buôn dưa” khắp nơi, kể cả những bí mật riêng tư của họ. Điều đáng sợ là khả năng bới móc thông tin của bạn “cực đỉnh” nên chẳng có điều gì qua được mắt bạn. Nếu muốn đồng nghiệp quý mến, bạn cần học cách tôn trọng đời tư của người khác. Thầy cãi. Bất cứ điều gì đồng nghiệp nói ra bạn đều cảm thấy chướng tai. Bạn gân cổ lên phản đối, tìm mọi cách bác bỏ quan điểm của mọi người. Đồng nghiệp không hiểu tại sao bạn lại bị kích động như vậy, ngay cả khi bạn đang sai rành rành. "Đổ lỗi" cho người khác. Việc không có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình và sẵn sàng đổ lỗi cho người khác là rất vô lý. Cách dễ nhất để gây ấn tượng cho các đồng nghiệp là hãy thừa nhận khi mình làm việc gì đó sai và tìm cách để tránh lặp lại những lỗi đó trong tương lai. Lắm điều. Nếu bạn cứ lê la từ phòng này sang phòng khác, “buôn” đủ thứ nhưng chỉ nhận được những câu “ậm ừ” cho qua chuyện tức là bạn đã nói quá nhiều rồi đấy. Tốt hơn là hãy quay lại làm việc đi. Đừng để cái miệng không biết ngơi nghỉ của bạn làm đồng nghiệp chán ngán. Kẻ hay nói xấu. Đây là kiểu người mà tất cả chúng ta đều ghét. Vì vậy, bạn đừng nói xấu đồng nghiệp và công việc của họ với người khác. Những thông tin bạn đưa ra chưa biết đúng hay sai, nhưng việc nói xấu giúp mọi người nhận ra một chân lý: "Nếu anh nói xấu người khác thì anh cũng chẳng ra gì." Nịnh bợ sếp. Luôn theo đuôi sếp mọi lúc mọi nơi, cười lăn cười bò vì những câu chuyện nhạt nhẽo vô vị của sếp, không ngớt tán dương sếp, nhắc đến tên sếp trong tất cả các cuộc nói chuyện. Nếu bạn vẫn hay làm như vậy thì chính xác bạn là kẻ nịnh bợ. Chưa chắc bạn đã được sếp ưu ái hơn, nhưng chắc chắn bạn đang bị đồng nghiệp đánh giá là lố bịch và luồn cúi. Có nhiều cách gây ấn tượng với sếp hiệu quả hơn mà lại không làm mất lòng đồng nghiệp. Nói quá to. Nói chuyện quá to qua điện thoại khiến đồng nghiệp khó chịu, vì họ mất tập trung và bị lôi kéo vào cuộc đàm thoại chán ngắt của bạn một cách không mong muốn. Nếu bạn nhận ra mình trong bất cứ trường hợp nào kể trên thì hãy coi đây là lời cảnh báo: Đến lúc bạn phải thay đổi mình rồi đấy. Dĩ nhiên, bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người và đừng đánh mất mình, nhưng hoàn thiện mình là việc rất nên làm bạn ạ.
countreg.com
↑ Trang chủ ↑